Thiết kế và thi công hệ thống ống nước là một phần quan trọng trong bất kỳ công trình xây dựng nào, từ nhà ở dân dụng cho đến các công trình công nghiệp. Do đó, để đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và độ bền lâu dài của hệ thống, cần tuân thủ các quy tắc thiết kế ống nước cơ bản.
Bài viết này, Xây Dựng Hùng Anh sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên tắc quan trọng nhất để có một hệ thống ống nước vận hành trơn tru và an toàn.
1. Tạo bản vẽ kỹ thuật chi tiết cho hệ thống ống nước
Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án nào, bước đầu tiên là lập bản vẽ chi tiết cho hệ thống cấp thoát nước. Điều này không chỉ giúp bạn hình dung toàn bộ hệ thống mà còn giúp tránh được các sai sót khi thi công và bảo trì sau này.
Bản vẽ sơ đồ đường ống nước khu dân cư
(Nguồn: sưu tầm)
1.1. Sơ đồ tổng thể hệ thống
Thiết kế bản vẽ kỹ thuật nên tuân theo quy tắc thể hiện đầy đủ vị trí các thiết bị vệ sinh, đường ống cấp và thoát nước, cũng như các điểm kết nối với nguồn cấp nước và hệ thống thoát nước. Việc lập sơ đồ này giúp bạn dễ dàng kiểm tra, bảo trì, cũng như sửa chữa hệ thống khi có sự cố.
1.2. Phân loại và chọn kích thước ống nước phù hợp
Tùy thuộc vào nhu cầu cấp thoát nước của mỗi công trình, bạn cần xác định loại ống và kích thước phù hợp. Các loại ống nhựa phổ biến như PVC, HDPE, và PP-R đều có ưu và nhược điểm riêng, và việc chọn đúng loại ống sẽ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn.
2. Tránh lắp đặt đường ống qua khu vực phòng khách, phòng ngủ,…
Để đảm bảo thẩm mỹ và tránh những rủi ro không cần thiết, bạn nên đảm bảo quy tắc tránh lắp đặt đường ống nước ở các khu vực như phòng khách, phòng ngủ hoặc những nơi thường xuyên sinh hoạt.
Bản vẽ sơ đồ đường ống trong nhà tắm & nhà vệ sinh
(Nguồn: sưu tầm)
2.1. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Đường ống đi qua những khu vực như phòng khách hoặc phòng ngủ sẽ làm mất thẩm mỹ và có thể tạo ra tiếng ồn khi sử dụng nước. Đặc biệt, nếu có sự cố như vỡ ống, rò rỉ, sẽ gây ra nhiều phiền toái và thiệt hại cho các thiết bị, đồ đạc trong nhà.
2.2. Đặt ống trong hộp kỹ thuật
Một quy tắc thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn hơn là đặt các đường ống nước trong hộp kỹ thuật. Điều này nhằm giúp dễ dàng kiểm tra, bảo trì và xử lý sự cố mà không cần phải đục phá nhiều, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
3. Hạn chế lắp quá nhiều thiết bị trên một đường ống
Việc lắp đặt quá nhiều thiết bị sử dụng nước trên cùng một đường ống có thể làm giảm áp lực nước, gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
3.1. Giới hạn số thiết bị trên mỗi đường nhánh
Để đảm bảo áp lực nước luôn mạnh và ổn định, mỗi nhánh đường ống chỉ nên lắp tối đa 5 thiết bị. Điều này giúp nước lưu thông dễ dàng và đảm bảo hiệu suất sử dụng nước trong các thiết bị như vòi sen, bồn rửa, máy giặt, và các thiết bị vệ sinh khác.
3.2. Bố trí hợp lý các đường nhánh
Các đường nhánh ống nước nên được bố trí theo quy tắc sao cho nước có thể phân phối đều, không làm giảm áp lực ở các điểm sử dụng xa nguồn cấp. Việc này không chỉ đảm bảo hiệu suất hệ thống mà còn tăng tuổi thọ cho đường ống và các thiết bị sử dụng nước.
Xem thêm: CÁC CÁCH HÀN ỐNG NHỰA HDPE TIỀN PHONG HIỆU QUẢ
4. Tính toán độ dốc hợp lý cho ống thoát nước
Độ dốc của các đường ống thoát nước là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất thải và nước thải được thoát ra nhanh chóng mà không gây tắc nghẽn.
4.1. Độ dốc tiêu chuẩn
Theo tiêu chuẩn, quy tắc thiết kế về độ dốc lý tưởng cho ống thoát nước thải là 2%, tức là cứ 6,5m chiều dài đường ống, độ dốc phải đạt 300mm. Độ dốc quá thấp sẽ làm giảm khả năng thoát nước, còn độ dốc quá cao có thể khiến nước thoát nhanh hơn chất thải rắn, dẫn đến tắc nghẽn.
4.2. Giữ cho ống thông khí hoạt động tốt
Bên cạnh độ dốc, hệ thống thông khí cũng rất quan trọng. Các ống thông khí cần được bố trí hợp lý để ngăn ngừa tình trạng không khí bị kẹt trong đường ống, gây khó thoát nước và sinh ra mùi hôi. Đảm bảo bẫy nước trong hệ thống luôn được thông thoáng để tránh khí độc hoặc mùi hôi từ hệ thống thoát nước xâm nhập vào nhà.
Sơ đồ hệ thống thoát nước thải và thoát khí
(Nguồn: sưu tầm)
5. Lựa chọn loại ống nước phù hợp với từng nhu cầu
Không phải tất cả các loại ống đều phù hợp cho mọi hệ thống cấp nước. Việc thiết kế tuân theo quy tắc về loại ống sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tăng tuổi thọ cho hệ thống.
5.1. Ống uPVC cho cho hệ thống nước lạnh
Ống uPVC là lựa chọn phổ biến cho hệ thống nước lạnh và thoát nước nhờ giá thành rẻ và dễ lắp đặt. Tuy nhiên, ống PVC không phù hợp để sử dụng cho hệ thống nước nóng do không chịu được nhiệt độ cao, dễ dẫn đến tình trạng giòn và vỡ.
Ống uPVC Tiền Phong
Xem thêm: ỨNG DỤNG CỦA ỐNG NHỰA UPVC TIỀN PHONG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
5.2. Ống PP-R cho hệ thống nước nóng
Nếu hệ thống cấp nước của bạn có nhu cầu sử dụng nước nóng, thì ống PP-R là lựa chọn tốt nhất. Loại ống này có khả năng chịu nhiệt lên đến 90ºC, giúp giảm thất thoát nhiệt và đảm bảo an toàn khi dẫn nước nóng. Ngoài ra, ống PP-R còn có khả năng chịu áp lực tốt và tuổi thọ cao, rất phù hợp cho các công trình nhà ở và công nghiệp.
Ống PP-R Tiền Phong
Xem thêm: 3+ LÝ DO BẠN NÊN MUA ỐNG NHỰA CHỊU NHIỆT PP-R TIỀN PHONG
5.3. Ống HDPE cho hệ thống thoát nước ngoài trời
Ống HDPE có khả năng chịu được tác động từ môi trường ngoài trời và chống tia UV, do đó thường được sử dụng cho hệ thống thoát nước ngoài trời. Với độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tốt, ống HDPE là lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống cấp thoát nước công nghiệp.
Ống HDPE Tiền Phong
Xem thêm: CÁC LOẠI ỐNG NHỰA TIỀN PHONG ỨNG DỤNG NGOÀI TRỜI
Bài viết trên, Xây Dựng Hùng Anh đã chia sẻ chi tiết về các quy tắc thiết kế đường ống nước cơ bản để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Hy vọng những thông tin trong bài đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về tiêu chuẩn và kỹ thuật thi công đường ống nước.
Hãy liên hệ ngay với Xây Dựng Hùng Anh để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho dự án của bạn!